Sinh trưởng Trâu Murrah

Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt là 4-5 năm, tuy nhiên có thể tới hai chục năm nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần khi đực giống về già. Một con trâu đực có thể sử dụng phối giống trực tiếp cho 30-50 trâu cái, nhưng tỷ lệ ghép thích hợp là 1 đực 20 cái, tối đa không quá 30 cái. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 2,5-3ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Tần số phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Trâu đực không có chu kỳ tính dục nhưng phẩm chất tinh dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, phẩm chất tinh trâu tốt nhất vào mùa thu so với các mùa khác do ảnh hưởng của thức ăn tốt trong mùa mưa.

Trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đó khối lượng cơ thế mới đạt 70-75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu cua trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80-85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳ động dục của trâu 21-22 ngày, thời gian động dục (tính thời gian chịu đực) là 15-20 giờ và thời điểm phối giống cho kết quả đậu thai cao là gần với thời điểm kết thúc chịu đực. Thời gian mang thai của trâu sông có thời gian mang thai 305 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đôi (dưới 1%).

Khó khăn lớn nhất trong việc nâng cao khả năng sinh sản của trâu cái là phát hiện động dục và phối giống có chửa. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15-35 ngày. Các phương pháp phát hiện động dục thông qua các triệu chứng chưa được khẳng định chắc chắn. Tin cậy nhất vẫn là dùng trâu đực thí tình. Điều này đã gây nhiều phiền phức cho việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu. Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt thường tập trung vào tháng 7-8 trong năm, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông, còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp. Tỉ lệ đẻ đối với trâu Mura đạt từ 40%-50% tùy vào kỹ thuật nuôi

Đặc điểm cơ bản của sinh trưởng trâu là quy luật phát triển theo giai đoạn. Sinh trưởng theo giai đoạn của từng bộ phận, từng hệ thống. Tính giai đoạn còn thể hiện trong hoạt động của các tuyến nội tiết và do nhiều yếu tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. Sinh trưởng của trâu có thể chia làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn bào thai (trong cơ thể mẹ) và giai đoạn sau bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn sau bào thai lại chia làm hai thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, còn ở giai đoạn sau bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di truyền nhiều hơn trong mối tương tác với điều kiện ngoại cảnh, vì cơ thể và môi trường là một khối lượng nhất.

Nhìn chung sinh trưởng theo giai đoạn có liên quan mật thiết với sự phát triển của các bộ phận cơ thể: giai đoạn đầu, xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh sau đó đến xương và mỡ, còn giai đoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương. Sinh trưởng ở giai đoạn sau bào thai của trâu có thể được chia ra bốn pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ hai chiều dài và rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và rộng.

Sinh trưởng của trâu chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mức độ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ v.v Hiểu biết được đặc điếm, quy luật phát triển theo giai đoạn và các yếu tô ảnh hưởng đến sinh trưởng có ý nghĩa quan trọng đôi với ngươi chăn nuôi trong sản xuất để có biện pháp tác động tốt nhất vào các yếu tố trong từng giai đoạn phát triển của trâu, nhằm thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Tốc độ sinh trưởng của trâu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc và yếu tố giống.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trâu Murrah http://baoquangngai.vn/channel/2022/201301/dau-cha... http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n65823/Phoi-giong... http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n114730/Mo-hi... http://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Dan-trau-Mura-cua-... http://www.kinhtenongthon.com.vn/Ha-Tinh-Ung-dung-... http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/chiem... http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/Tin.aspx?varba... http://danviet.vn/xa-hoi/xoa-so-trai-trau-cua-anh-... http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar206_C... http://ubnd.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/b...